09/09/2020 09:51 3121
Điểm: 3.83/5 (6 đánh giá)
Trần Sỹ Hoàng Nam (Thực hiện).
Anh
Nguyễn Hoàng Trung là cựu sinh viên lớp Toán ứng dụng (ngành Toán Tin ứng dụng) của Khoa Toán Tin
ứng dụng, giờ là Viện Toán ứng dụng và Tin học Đại học Bách Khoa Hà
Nội. Vào trường từ năm 1996, với nền tảng Toán và Tin học vững chắc từ
những ngày còn ở phổ thông, anh đã thể hiện sự xuất sắc của bản thân
trong học tập và công tác Đoàn – Hội với những giải thưởng như Sao tháng
giêng, sinh viên tiêu biểu,…
Nhắc
lại về những ngày xa xưa, điều khiến anh không thể quên được chính là
sự ấm áp và thân tình giữa thầy và trò trong Viện. “Quan hệ giữa các
thầy cô và sinh viên rất chặt chẽ và thân thiết. Cuối tuần, cuối năm tới
nhà thầy cô ăn uống thoải mái. Những lúc ấy, các thầy luôn mang rượu
ngoại ra tiếp sinh viên chứ chả nhận quà bao giờ”, anh Trung chia sẻ.
“Ngày đó máy tính còn hiếm, lại được cô chủ nhiệm văn phòng khoa tin
tưởng giao cho cả chìa khoá phòng máy, nên anh em lên đó cả ngày. Nếu có
tiết thực tập cũng vẫn là những người ấy, nên tự dưng lại thành có máy
tính cá nhân. Ai cũng coi khoa như nhà, ở trường từ sáng đến tối”.
CEO FPT Asia Pacific Nguyễn Hoàng Trung (phải) trong buổi lễ khai trương văn phòng đầu tiên của FPT Software tại Thái Lan năm 2019.
Đối
với anh, việc học tập ở trường vô cùng thuận lợi, bởi các thầy cô luôn
tạo điều kiện và giúp đỡ sinh viên, không vặn vẹo, thách thức bao giờ,
“nên học dễ lắm, việc học cứ thế trôi đi vậy thôi”. Sau khi ra trường,
theo đuổi nghề lập trình viên, anh thấy rằng những kiến thức ở trường
đại học là hoàn toàn phù hợp với công việc của mình.
Ảnh: Anh Nguyễn Hoàng Trung (trái) tại FPT Thượng Hải
Anh
cho rằng chìa khoá lớn nhất cho những gì mình đạt được chính là sức ép
tới từ quá trình tham gia các hoạt động của sinh viên. Vào năm thứ 4,
anh thi đạt và tham gia vào Câu lạc bộ tài năng trẻ của FPT. Trong những
năm sinh hoạt, giao lưu, anh được tiếp xúc với những người giỏi, nổi
tiếng. “Những cuộc nói chuyện và môi trường xung quanh đã tạo ra một áp
lực khiến mình cảm thấy đuối, và cần phải cố gắng hơn”. Anh vô cùng trân
trọng những khó khăn mà mình đã trải qua. “Mình được rèn giũa bởi chính
những căng thẳng và thất bại vấp phải khi mới đi làm và khi trở thành
giám đốc. Chỉ khi có được cơ hội lần thứ 2, từ đó những thành công mới
liên tiếp tới”, anh Trung chia sẻ.
Anh
Trung hiện đang sinh sống tại “đảo quốc sư tử” – Singapore. Anh bắt đầu
đi công tác nhiều từ 2002. Nhớ lại những cảm xúc xưa, anh tâm sự, “
thời gian ấy mình đi onsite liên tục bên Malaysia. Cứ đi 1 tháng, về 1
tháng. Giai đoạn đầu rất hứng khởi. Sang đất nước mới, có các trải
nghiệm mới. Nhưng nửa tháng sau thì chuyển thành trạng thái cô đơn và
nhớ nhà. Môi trường xung quanh như rừng, vắng tanh không một bóng người,
tất cả các căn hộ đều đóng cửa. Ngày ấy còn rất trẻ, mà lại còn có
người yêu ở nhà, thật sự khó khăn, và buồn. Những cũng nhờ thế mà cảm
nhận được vẻ đẹp nao lòng của cảnh vật Kuala Lumpur”. Sau đó tới 2006
thì anh đi công tác Singapore và chuyển hẳn sang đây để xây dựng văn
phòng FPT, và giờ là công ty FPT APAC.
“Trí tuệ là cơ bắp”
Đối
với các bạn sinh viên sắp và đang học tại trường, anh cho rằng có 3 kĩ
năng nền tảng mà ai cũng cần phải rèn luyện thật chắc chắn để có thể đạt
được những mục tiêu lớn trong sự nghiệp.
Thứ
nhất là sức khoẻ. Khi có việc xảy ra, một người có thể làm việc liên
tục không mệt mỏi trong 2 ngày sẽ vượt trội hơn hẳn so với dân nghiệp dư
chỉ làm 8 tiếng đã mệt, mà chưa kể là chỉ thật sự làm việc trong 4-5
tiếng.
Thứ
hai là trí tuệ. “Trí tuệ không phải bẩm sinh. Trí tuệ là cơ bắp, là thứ
rèn luyện mà có. Hầu hết con người đều có thể khoẻ mạnh bằng cách tập
luyện mà không cần phải sinh ra đã có. Chỉ một phần rất nhỏ không thể
làm được do tàn tật. Và chắc chắn sinh viên Bách Khoa không có ai bị tàn
tật về trí tuệ. Đó là một thứ dùng nhiều thì tốt, là thứ giúp cho người
già cho thể minh mẫn tới cuối đời”. Anh Trung cũng đánh giá cao việc
cho trí não của mình được nghỉ ngơi đúng lúc. Anh chia sẻ một thủ thuật,
“ngày ấy anh thường luyện tính nhanh để kiểm tra sự căng thẳng của não.
Nếu nó tốn quá lâu cho 1 bài tính quen thuộc, đó là lúc chúng ta cần
phải nghỉ ngơi. Và sau 1-2 ngày, kết quả sẽ được cải thiện một cách rõ
rệt”.
Thứ
ba là quyết tâm và ý chí không chịu đầu hàng trước nghịch cảnh. Giống
như cử tạ, “làm nhiều sẽ khiến khả năng chịu đựng của ta cao dần lên.
Nếu không rèn luyện, mình sẽ sụp đổ, sẽ hỏng ngay khi gặp phải những trở
ngại lớn”. Anh chia sẻ, “lần đầu tiên nhận được thư phàn nàn của khách
hàng, mình mất ngủ 2-3 ngày. Những lần sau thì chỉ buồn một lúc. Còn bây
giờ, mọi chuyện sẽ diễn ra bình thường, vì khách hàng nào mà chả chửi”
(cười).
Ảnh: Anh Nguyễn Hoàng Trung tại Gala Dinner của FPT Software (thứ 3 từ phải qua)
Từng
là CEO của FPT APAC, anh quyết định chuyển hướng sang mảng tài chính –
ngân hàng – bảo hiểm của FPT ngay khi 3 ngành dọc lớn về sản xuất, tài
chính, giao thông được thành lập. Anh cho rằng “mình cần phải nâng trình
độ lên, tích luỹ kinh nghiệm để trở thành cố vấn, giúp khách hàng có
thể hiểu được ngành. Trong những doanh nghiệp về công nghệ lớn trên thế
giới, tài chính - ngân hàng luôn là ngành lớn nhất, chiếm tới 1/3 doanh
số của họ, và cũng là nơi chi trả hào phóng nhất cho IT.” Với xu thế xã
hội và những bước tiến lớn của ta trên thị trường, chuyển dịch là tất
yếu. “ Anh tin rằng đó là tương lai”.