19/08/2020 14:32 2136
Điểm: 3.83/5 (6 đánh giá)
Người dịch: Trần Sỹ Hoàng Nam - Toán Tin K61
Andrew
Lê Duy Dũng sinh ra ở một vùng nông thôn của Việt Nam. Khi lần đầu được
tiếp xúc với máy tính vào trung học, anh ngay lập tức bị cuốn hút bởi
nó. Hồi tưởng lại quãng thời gian ngày trước, “Tôi cảm thấy vô cùng hào
hứng và kinh ngạc bởi khả năng làm những việc mà con người không thể của
máy tính”.
Không
tốn quá lâu để anh nhận ra được niềm đam mê của mình. “Một trong những
câu nói mà tôi thấy thích nhất là của Marc Andreesen: ‘Sự lan toả của
máy tính và Internet sẽ tách người lao động thành hai nhóm. Những người
bảo máy tính phải gì, và những người bị máy tính bảo phải làm gì’,” –
Anh Dũng chia sẻ. “Tôi muốn mình ở trong nhóm người thứ nhất, nơi mà tôi
có thể cống hiến cho sự phát triển của máy tính”.
Lê
Duy Dũng tốt nghiệp tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, một trong những ngôi
trường hàng đầu Việt Nam về khoa học kỹ thuật. Sau khi tốt nghiệp chuyên
ngành Toán Tin tại Viện Toán ứng dụng và Tin học, anh quyết định theo
học tiến sĩ tại Khoa Hệ thống thông tin (SIS) của Đại học Quản lý
Singapore ( Singapore Management University - SMU).
Năm
2019, anh hoàn thành chương trình tiến sĩ ngành Khoa học máy tính. Luận
án của anh có đề tài “Xây dựng hệ thống gợi ý cá nhân” cho các nền tảng
thương mại điện tử như phim, sách, quần áo, … “Với sự gia tăng đáng
kinh ngạc của các sản phẩm trực tuyến, người dùng dễ dàng trở nên choáng
ngợp. Hệ thống gợi ý cá nhân sẽ giúp đưa ra một cách giải quyết hợp lý
cho vấn đề này.”
Nghiên
cứu của anh Dũng tập trung vào việc cải tiến chất lượng và khả năng mở
rộng của hệ thống thông qua máy học và khai phá dữ liệu. Mục tiêu của đề
tài là tạo ra một hệ thống có khả năng phản hồi tới từng người dùng một
cách cụ thể tới mức tưởng như là họ có thể “đi dạo trong cửa hàng, và
thấy rằng các kệ hàng đang tự động sắp xếp lại bằng việc đưa những thứ
mình muốn lên phía trước và đẩy những thứ mình không mua về phía đằng
sau.” – anh chia sẻ.
Lê
Duy Dũng và các nghiên cứu sinh khác của SMU tại Cuộc thi "Luận án ba
phút" của Singapore, tổ chức tại Đại học kĩ thuật Nanyang
Trong
quá trình học cao học tại SMU, anh từng tham gia vào cuộc thi “Luận án
ba phút” của Singapore (3MT) hai lần, và được giao nhiệm vụ truyền tải
luận án của mình tới khán giả trong ba phút, theo cách dễ hiểu nhất có
thể. Với những kinh nghiệm quý báu đó, anh đã học được một bài học đáng
giá “Khi bạn thật sự hiểu vấn đề, bạn có thể diễn đạt nó cho bất cứ ai,
dù họ có trình độ học vấn như thế nào”.
“When you truly understand a research topic, you can describe it to anyone, regardless of their educational background.”
Cuộc
thi đó chỉ là một trong những cách tiếp cận của anh với cuộc sống sinh
viên tại Singapore, nơi mà khá bất ngờ là anh không hề thấy khó khăn
trong việc thích nghi. Lê Duy Dũng hoà nhập với môi trường đa văn hoá
tại Singapore, đồng thời làm quen với nhịp sống sôi động và phát triển
cộng đồng người Việt tại nơi đây. Sự phong phú của các nhà hàng Việt
quanh đó cũng giúp anh cảm thấy quen thuộc như ở nhà.
Có
một điều đáng kể nhất trong quá trình học tại đây là anh nhận ra được
sự khác biệt trong bản chất học tập của sinh viên cao học và đại học –
khi anh còn theo học tại Việt Nam. Trong quá trình học tại Bách Khoa,
cuộc sống đại học của anh xoay quanh những việc như đến lớp học, lên thư
viện và làm bài tập nhóm với bạn cùng lớp. Khi theo học tiến sĩ, anh
thấy rằng “khó có một quyển sách nào có thể trả lời được toàn bộ các câu
hỏi”, “và tất nhiên, tôi dành hầu hết thời gian tại phòng nghiên cứu
với cái đầu ngập tràn các ý tưởng, thảo luận với đồng nghiệp, đọc các
bài báo để tìm thông tin, và cài đặt thử nghiệm để kiểm tra các giả
thuyết.”
Anh Dũng và đồng môn tham dự hội thảo AI của Khoa Hệ thống thông tin
Không
chỉ tham gia vào các dự án nghiên cứu, anh Dũng còn tham gia vào một số
hội thảo tập huấn, nơi anh có thể mài giũa kĩ năng và làm quen với
những nghiên cứu sinh từ các trường khác. Anh cũng tham gia vào các hoạt
động ngoại khoá với bạn bè ở Preferred.AI, một nhóm nghiên cứu được tài
trợ bởi Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Singapore.
Vào
2018 và 2019, anh tham gia vào cuộc thi thể thao PGlympics của SMU và
hội thảo nghiên cứu của SIS với đề tài “AI trong học ưu tiên: cảm xúc,
so sánh và gợi ý” và giành được giải thưởng”PhD Student Life” của SMU.
“Trở
thành nghiên cứu sinh không chỉ là đạt được sự xuất sắc về mặt học
vấn”, anh nói, “Qua việc gặp gỡ những con người mới, bạn có thể học được
từ họ, và hợp tác với họ. Với việc chia sẻ ý tưởng, bạn có thể nhận
được những phản hồi khách quan và học được cách làm cho nghiên cứu của
bạn có sức ảnh hưởng hơn. Bằng việc sống hết mình, bạn có thể cùng với
những người khác tạo nên một môi trường học tập tốt nhất, giúp bạn sẵn
sàng cho tương lai”.
Anh Dũng nhận được Học bổng tiến sĩ của SMU vào năm 2019 từ giáo sư Timothy Clark
Trong
quá trình học tập tại SMU, Lê Duy Dũng khám phá ra khả năng cân bằng
công việc nghiên cứu với cuộc sống bận rộn của sinh viên. Và chắc hẳn
anh đã thành thạo đến nhuần nhuyễn cả hai việc đó khi được trao Học bổng
tiến sĩ của SMU vào năm 2019. Giải thưởng này được trao cho những
nghiên cứu sinh xuất sắc vượt trội trong quá trình học tập của mình.
Hiện
tại, Adrew Lê Duy Dũng là một nhà nghiên cứu tại Khoa Hệ thống thông
tin tại SMU, nơi anh có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài trong luận án
tiến sĩ của mình trong việc phân tích hành vi khách hàng để tạo nên hệ
thống gợi ý tối ưu nhất có thể. Anh cũng đang hợp tác với đồng đội tại
Preferred.AI để tạo nên công cụ mã nguồn mở và khung phần mềm cho các
công ty và những người có hứng thú với hệ thống gợi ý.
Anh
vô cùng hài lòng với việc giấc mơ của mình trở thành hiện thực. “Tôi
cảm thấy hạnh phúc vì có thể khẳng định tên tuổi của mình với tư cách
một nhà khoa học máy tính
Nguồn bài viết và ảnh: https://blog.smu.edu.sg/doctoral/life-as-a-self-driven-phd-student-in-multicultural-singapore/