11/05/2022 12:51 1003
Điểm: 3.83/5 (6 đánh giá)
Gặp gỡ nữ sinh viên Tài năng Toán Tin giành học bổng Tiến sĩ tại Mỹ

 Bùi Minh Châu, MI2 - 02 - K66
Biết đến Bách Khoa vì crush, đặt nguyện vọng 1 Toán Tin vì cảm thấy yêu Toán và lương cao, nhận học bổng Thạc sĩ/ Tiến sĩ tại Mỹ ở tuổi 25 dù đã có công việc ổn định. Đó là câu chuyện đầy thú vị của chị Nguyễn Thị Phương Thảo, cựu sinh viên lớp KSTN Toán Tin K60. Hãy cùng tìm hiểu 5 năm là 1 sinh viên Toán Tin qua những lời tâm sự thật dễ thương này nhé!
 
Q: Cơ duyên nào đã “mở đường dẫn lối” chị tới Toán Tin vậy?

A: "Tình yêu Toán học" của chị bắt đầu từ lớp chuyên Toán của trường THPT Chuyên Thái Nguyên. Chị luôn thấy Toán rất đẹp, và hơn nữa, nó có nhiều ứng dụng trong thực tế (Chí ít là chị hay đọc Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ, thì chị thấy vậy).

Cuối năm lớp 11, khi đứng giữa những quyết định chọn ngành/ nghề, chị nhớ là chị đã lên Google search "Top Paid Jobs". Trong top 1-100, có khá nhiều các ngành liên quan STEM và Y học. Có 02 ngành mà chị quan tâm hơn cả "Data Scientist" và "Computer & Information Systems Manager" nằm trong top 10 🤣🤣🤣. Chị thấy hai ngành này rất phù hợp với mong muốn non dại “làm Toán có nhiều ứng dụng (và lương cao)” của mình. Tìm hiểu thêm thì chị thấy ngành học phù hợp với đầu ra này nhất là Toán Tin.

Còn, tại sao lại là Toán Tin của Đại học Bách khoa Hà Nội? Chị từng crush một anh hơn hai tuổi ở khóa trên. Anh ấy rất thích Bách khoa. Rất rất thích. Bách khoa là mơ ước 12 năm học phổ thông của anh ấy.

Nhưng năm đó, anh ấy trượt Bách khoa. Sau khi trượt, anh ấy luôn nói Bách khoa rất khó, thi vào khó, để ra được trường cũng khó.

Chị muốn chứng tỏ là chị cũng đỗ được Bách khoa, vậy thôi. Từ cơ duyên này mà chị tìm hiểu Bách khoa, và cũng muốn đỗ Bách khoa luôn. MIT Đại Cồ Việt, tại sao lại không thích ạ?   

 

Ảnh chụp ở Ubaya Training Center (2019)

Q: Em nghe nói chị học năm nhất ở chương trình thường, năm 2 được tuyển lên chương trình KSTN. Tại sao chị lại đưa ra quyết định đó?

 A: Khi biết tin chị trúng tuyển ĐH Bách khoa HN, "ex-crush" của chị đã nói "Con gái Bách khoa thường không năng động, lại xấu và vô duyên". Vào thời điểm đó, câu nói này đã động đến lòng tự trọng của chị. Ngay kỳ đầu, chị đã vùi đầu vào học, gắng học thật tốt để chứng tỏ cho crush: "Con gái Bách khoa vừa giỏi, vừa xinh!".

Kỳ đó chị nằm trong top 05 sinh viên có điểm cao nhất Viện Toán ứng dụng và Tin học. Vừa hay, chương trình KSTN Toán Tin tuyển bổ sung 05 sinh viên từ chương trình thường.

Chị đăng ký.

Và, kỳ 20161, chị bắt đầu học ở lớp KSTN Toán Tin K60. (Thank you my ex-crush).

Q: Chị có thể chia sẻ về các hoạt động ngoại khoá chị có tham gia khi học Bách khoa được không?

A: Chị có tham gia Hội sinh viên, Đội SVTN viện Toán ứng dụng và Tin học và một số chương trình trại hè ngắn hạn.

Thông tin về các Trại hè đều được đăng tải trên trang Hợp tác quốc tế hoặc website của Viện. Tuy học không giỏi nhưng được cái ham chơi, chị rất năng đăng ký mấy cái chương trình đó. Chị đăng ký 02 lần, và may mắn là cả 2 lần đều được chọn đi. Lần đầu tiên là ở Nara Women's University (Nara, Nhật Bản); Còn lần sau là ở University of Surabaya (Surabaya, Indonesia)

Q: Những lần được học bổng trại hè ngắn hạn ở nước ngoài đã đem đến cho chị những trải nghiệm giá trị gì để phục vụ việc học tập trên đại học nói chung và chuyên ngành Toán tin Viện Toán nói riêng?

A: Điểm cộng lớn nhất của các Summer programs là được đi du lịch miễn phí. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để trải nghiệm nhiều nền văn hóa và ngôn ngữ. Tại các trại hè, chị từng được gặp các bạn đến từ nhiều quốc gia khác nhau, như Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mexico, v.v. Vui nhất là khi được ngồi lại, nói chuyện nói về mấy điểm khác biệt giữa các nước. Sau những chuyến đi này, chị khẳng định rằng sinh viên Viện Toán nói riêng, Bách khoa nói chung thực ra cũng rất năng động. Chị đi Nhật với 3 chị khóa trên của Viện Toán, và đi Indonesia cùng 1 bạn gái khác cùng trường. Các chị/ các bạn đều rất chủ động, giỏi giang, dễ hòa nhập và vô cùng đáng yêu. Không hề giống trong tưởng tượng của mọi người chút nào, như "Dân Bách khoa khù khờ, dân Bách khoa đần hay thộn" gì cả.


 "I am Ubaya!". Ảnh chụp tại University of Surabaya. (Summer Program 2019).

 

Thăm quan Todai-ji Temple, một trong số những biểu tượng của thành phố Nara, Nhật Bản. (Summer Program 2017)

Q: Quá trình học tập tại Viện Toán và ứng dụng Tin học đã giúp cho chị những gì trong quá trình đi làm và nộp hồ sơ đi du học?

A: Chị chỉ là một cô gái “from zero”, nhưng viện Toán đã cho cô sinh viên” bình thường” này 5 năm đại học không hề "tầm thường”.

 Chị tin Viện Toán là một "bệ phóng thành công" cho các bạn sinh viên. Dù chọn đi làm sau khi tốt nghiệp, hay học lên Cao học, các bạn sinh viên Toán Tin có rất nhiều ưu thế cạnh tranh.

Nếu chọn đi làm, sinh viên "Viện Toán Tin" chắc chắn sẽ nổi bật trong mắt các nhà tuyển dụng. Còn nếu chọn học lên Cao học, đặc biệt là ở nước ngoài, chị tin các thầy/ cô Viện Toán có thể định hướng, truyền kinh nghiệm cho sinh viên tìm học bổng.

Trong trường hợp của chị, chị may mắn khi biết đến các hoạt động nghiên cứu khoa học ngay từ năm hai nhờ thầy Lê Chí Ngọc. Tuy hiện tại, chị không theo hướng nghiên cứu Lý thuyết đồ thị đó nữa (Vì nó khó lắm, haha), chị vẫn luôn cảm thấy biết ơn thầy. Thầy Ngọc hay tỏ ra khắt khe với sinh viên, nhưng đồng thời, cũng rất hay động viên sinh viên tham gia NCKH và hỗ trợ sinh viên đi du học. Có thể nói, nếu không có thầy "lôi kéo" ở những bước đầu tiên, chị cũng sẽ không thể bước xa như ngày hôm nay.

 

Ảnh chụp ngày bảo vệ tốt nghiệp đồ án

Q: Chị đã tốt nghiệp được 2 năm, đã đi làm, điều gì thôi thúc chị tiếp tục đi du học Tiến sĩ tại Mỹ vậy?

A: Chị luôn tâm niệm phải trải nghiệm thật nhiều khi còn là sinh viên. Vì vậy, chị làm ở nhiều vị trí/ công ty khác nhau ngay từ năm hai Đại học, chủ yếu là làm phân tích dữ liệu (Data Science/ Data Analysis). Vào năm cuối, chị muốn thay đổi không khí một chút bằng cách thử sức ở vị trí nghiên cứu.

Chị ứng tuyển chương trình VinAI Residency và may mắn được nhận. Thực lòng lúc đó chị chỉ định thử "lái" qua Trí tuệ nhân tạo (AI), một ngành khá gần với Toán Tin, xem nó như thế nào. Chị không hề nghĩ đến đặt mục tiêu đi du học gì cả.

Hai năm ở VinAI Residency đã cho chị thấy làm nghiên cứu thực sự rất thú vị. Chị rất thích hướng nghiên cứu của mình hiện tại, hoặc, chí ít là muốn tiếp tục theo đuổi nó.

Trải nghiệm của chị tại VinAI đã thúc đẩy chị học Cao học. Sắp tới chị sẽ lên đường thực hiện dự định này tại University of Wisconsin - Madison (Mỹ)👩‍🎓.

 


VinAI Research, ảnh chụp cùng team Resident tại văn phòng Thụy Khuê

 Q: Chị lựa chọn ngành học nào, có liên quan gì đến ngành học Toán Tin không ạ? Chị có những tiêu chuẩn gì khi chọn ngôi trường để theo đuổi bằng Tiến sĩ?

 A: Ngành chị theo học rất gần với Toán Tin: MS/ PhD Computer Science, tập trung vào Computer Vision. Mọi người thường nghĩ học Khoa học máy tính (Computer Science) thì phải là Viện CNTT chứ? Thực ra, các thầy cô ở Viện Toán Tin cũng hướng dẫn sinh viên theo hướng AI/ML được, và thậm chí rất thành công. Lớp chị có 5/15 bạn được học bổng Thạc sỹ/ Tiến sĩ tại Mỹ rồi (2 bạn theo ngành Toán, và 3 bạn theo Computer Science).

Còn về việc chọn trường/ chọn ngành khi học Thạc sỹ/ Tiến sỹ , đặc biệt là ở Mỹ, là một câu chuyện rất rất dài, có thể tổ chức thành một cái seminar 45 phút luôn 🤣🤣🤣. Nhưng tóm lại ở đây, thì tiêu chuẩn cá nhân của chị là: Chọn thầy giáo/ trường có hướng nghiên cứu phù hợp với hướng nghiên cứu của mình (hoặc hướng nghiên cứu mình thích).

 


Chia sẻ:

Bài viết khác

Từ sinh viên Bách Khoa ngành Hệ thống thông tin quản lý tới CEO một Công ty phần mềm

Từ sinh viên Bách Khoa ngành Hệ thống thông tin quản lý tới CEO một Công ty phần mềm

  • 24/10/2021 15:23
  • 5744

Chăm chỉ, nỗ lực, say mê với chuyên ngành mình lựa chọn, từ ngày tháng còn là sinh viên, anh Trần Nguyên Hạo - sinh viên khóa 44 ngành Hệ thống thông tin quản lý đã luôn cố gắng trau dồi và phát triển bản thân. Hiện tại, anh là CEO (Tổng giám đốc điều hành) của công ty cổ phần phần mềm Citigo, là đơn vị chủ quản sản phẩm phần mềm Kiotviet hiện được 150K nhà kinh doanh sử dụng trên toàn quốc. Học ngành Hệ thống thông tin quản lý giúp gì cho anh trong việc trở thành một CEO đi lên từ kỹ sư phần mềm? Cùng lắng nghe những chia sẻ của anh Hạo khi trải qua một chặng đường dài trên con đường chinh phục ước mơ của mình nhé!