Sau hai năm học đẩu tiên 1956-57 và 1957-58, do quyết tâm và nỗ lực của tập thể 13 anh em trong bộ môn Toán cùng tốt nghiệp Ðại học Sư phạm Khoa học và Đại học Khoa học Hà Nội được bổ nhiệm về trường Ðại học Bách khoa Hà Nội, việc giảng dạy Toán Cao Cấp (Giải tích - Hình giải tích) đã qua một vòng (hồi đó Toán Cao cấp được dạy trong 4 học kỳ đầu), cả bộ môn cũng như lãnh đạo nhà trường đã tương đối yên tâm về khả năng tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ giảng dạy của bộ môn.
Sang năm 1959, tập thể bộ môn xác định nhiệm vụ trọng tâm bức xúc là phải học tập, bồi dưõng để nhanh chóng nâng cao kiến thức.
Cùng với các bạn đồng khoá đã về công tác tại Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm, chúng tôi thành lập hai Séminaires để nghiện cứu và học tập về những lĩnh vực toán học cơ sở mà trong chương trình đào tạo trước đây mình chưa được học sâu. Thầy Tạ Quang Bửu (chúng tôi thường gọi thân mật là anh Bửu tuy về tuổi tác thì Thầy vào hàng chú bác chúng tôi) hướng dẫn Séminaires về Hàm thực và Phương trình Vật lý – Toán, thầy Lê Văn Thiêm hướng dẫn về Lý thuyết biển đổi bảo giác và diện Riemann. Sinh hoạt trong các Séminaires này không những đã bổ Sung cho chúng tôi những kiến thức rất cơ bản về vài lĩnh vực trực tiếp hổ trợ giảng dạy một số chuyên đề toán ở năm thứ ba (học kỳ 5) cho các ngành Ðiện - Điện tử, cơ khí - chế tạo máy mà còn gợi ý cho một số anh em trong những nghiên cứu Sau này (anh Nguyễn Ðình Trí và anh Lê Thiện Phố về ếau đã đi vào nghiên cứu về Lý thuyết Phương trình đạo hàm riêng, anh Tạ Văn Đĩnh đi vào lĩnh Vực các phương pháp Sai phân và Phương pháp tính).
Nhưng thu hoạch lớn nhất của chúng tôi khi được làm việc dưới sự hướng dẫn trực tiếp của những bậc Thầy “lớn” là phương pháp nghiên cứu và tác phong làm khoa học, đây là một điều đã tác động rất Sâu Sắc đến mỗi người trong chúng tôi trong suốt cuộc đời học tập, giảng dạy và nghiên cứu sau này.
Trong những buối cuối khi Sắp kết thúc Séminaires, Chúng tôi có trao đổi với các thầy về định hướng và lĩnh Vực nghiên cứu phát triển tương lai của mình, anh Bửu đã nhấc nhở chúng tôi một câu mà bản thân tôi cũng như một vài anh em đã cố tìm hiểu ý nghĩa và coi là một phương châm suốt đời cho sự học tập nghiên cứu của mình:
“Giải quyết một bài toán khó do người khác đặt ra cho mình thường đã là một việc rất gay go.Tuy nhiên chỉ khi nào mình tự đặt ra được những bài toán khó để giải quyết thì lúc đó việc “làm toán” mới thực sự có ý nghĩa. Các cậu nên nhớ rằng: Làm được một việc của mình, cho mình còn hơn làm được nhiều việc của người, cho người.”
Cuối năm 1959, anh Hoàng Tụy ở Liên Xô (cũ) về gọi tôi và anh Nguyễn Bác Văn (ĐH Tổng hợp) giới thiệu và cung cấp cho chúng tôi tư liệu về vài lĩnh vực – hồi đó hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam - là Xác suất - Thống kê toán học và Vận trù học (Calcul Opérationnel) là những lĩnh vực toán học có khả năng ứng dụng. Theo gợi ý của Anh Tụy, chúng tôi đã lập một Sesminaire tự nghiên cứu về xác suất – thống kê toán học sinh hoạt tại ĐH Bách khoa, do anh Bác Văn và tôi phụ trách, có sự tham gia của các anh Nguyễn Hồ Quỳnh, Lâm Khải Bình (mới về bộ môn thay anh Đinh Nho Chương chuyển sang ĐH Sư phạm), cùng với các anh Nguyễn Quý Hỷ, Bùi Công Cường,... ở ĐH Tổng hợp và nhiều anh em ở nơi khác nữa. Với uy tín của mình, tiếp sau đó anh Tụy đã đề nghị Uỷ ban Khoa học Nhà nước (hồi đó do đồng chí Trường Chinh trực tiếp làm Chủ nhiệm, anh Bửu làm Phó Chủ nhiệm kiêm Tổng thư ký) cho phép thành lập Tiểu ban Vận trù học tại ƯB Khoa học NN do anh Tụy là Trưởng tiểu ban, giao cho tôi làm phó Trưởng tiểu ban. Tiểu ban có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu lý thuyết và đặc biệt là mở rộng việc phổ biến rộng rãi kiến thức ứng dụng thống kê toán học và Vận trù học để huớng tới việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng toán học vào trong các ngành kinh tế quốc dân. Nòng cốt hoạt động trong Tiểu ban là những cán bộ giảng dạy trẻ từ khoá I, khoá II mới về Các khoa Toán của ĐH Bách khoa (các anh Phạm Xuân Ninh, Trần Tuấn Ðiệp, Vũ Long, Nguyễn Ðịch, Nguyễn Thế Hưng, Lý Hoàng Tú...), cùng các anh Nguyễn Quang Thái, Trần Vũ Thiệu, Nguyễn Công Thuỷ,… ở ĐH Tổng hợp, Ngô Đạt Tứ ở báo Toán học và Tuổi trẻ. Tiểu ban đã Xuất bản tạp chí Toán Kinh tế và Vận trù học giới thiệu một số bài dịch các tư liệu gốc của Kantorovitch, Hakimi, Maranzana, Claude Berge... và đặc biệt là một số kinh nghiệm ứng dụng thực tệ của vận trù học trong giao thông vận tải, trong công nghiệp, nông nghiệp,… ở Trung Quốc, cùng một số bài viết của anh em.
Năm 1960, với sự bổ sung của các đổng chí khóa I, khoá II, bộ môn đã đông hơn nhiều, ngoài việc tổ chức các lớp bồi dưõng chính thức thường xuyên cho cán bỘ mới trong khoa (chỉ mới được học toán trong 2 nãm) về các lĩnh vực Hàm thực và Giải tích hàm - Tạ Văn Đĩnh phụ trách, Phương trình Vật lý - Toán và PT đao hàm riêng - Nguyễn Ðình Trí, Hàm phức và Phép tính toán tử - Thái Thanh Sơn, Đại SỐ và lôgic toán học - Tô Xuân Dũng… Bộ môn Toán chính thức thành lập hai tổ Chức: Ban Hỗ trợ giảng dạy do Tô Xuân Dũng làm trưởng ban và Ban Hỗ trợ nghiện cứu khoa học do Thái Thanh Sơn làm trưởng ban.
Sau một thời gian chuẩn bị, hè năm 1960 Tiểu ban Toán kinh tế và Vận trù học, Uỷ ban Khoa học Nhà nuớc, phối hợp với Trung ương Hội Phổ biến Khoa học và kỹ thuật Việt Nam chuẩn bị “ra quân” một đợt công tác nghiên cứu ứng dụng đầu tiên rộng rãi trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố. Với sự chuẩn bị chu đáo về chuyên môn và về tổ chức, Bộ môn Toán ĐH Bách khoa HN đã đảm nhiệm một lực lượng nòng cốt trong đợt ra quân đó và được giao phu trách 3 đoàn công tác tại Hà Nội (Nguyễn Hồ Quỳnh và Phạm Xuân Ninh), Hải Dương (Nguyễn Thế Hưng và Lý Hoàng Tú) và Hải Phòng (Lâm Khải Bình và Vũ Long), có sự tham gia của một số sinh viên khoá 4 màếau này sẽ về công tác tại bộ môn.
Sau 3 tháng làm việc trong thực tế, các đoàn Công tác đã thu được một số kết quả cụ thể bước đầu, tuy còn rất khiêm tốn nhưng đây thực sự là lần đầu tiên việc ứng dụng toán học ở miền Bắc nước ta thu được những kết quả thực – ra tiền – chứ không còn là những “lợi ích tính toán trên giấy” nữa. Cụ thể điểm lại: tại Công ty Vệ Sinh Hà Nội - đề tài tối ưu hoá đường đi thu gom rác trong thành phố, tại Xí nghiệp Dược phẩm II Hà Nội - đề tài kiểm tra chất lượng sản phẩm thuốc và tối ưu hoá dây chuyền sản xuất, tại Hải Dưong - đề tài tối ưu hoá phân phối gạo ở các nhà máy xay, kiểm tra chất lượng sản phẩm ở Nhà máy Sứ và nhất là ở Hải Phòng - Các đề tài phân phối lương thực trong thành phố, bài toán điều độ xe tải, xe khách, bài toán tổ chức đường đi vận chuyển nội bộ tối ưu cho khu Vực Cảng Hải Phòng...
Kết thúc đợt công tác, bộ môn đã nhận được bằng khen của Bộ Giao thông Vận tải, UBHC Hải Phòng và giấy khen của nhiều cơ quan: Cty Lương thực Hải Dương, Cty Vệ Sinh HN, Xí nghiệp Dược phẩm II, cảng Hải Phòng. v.v... Uỷ ban HC Hải Phòng đã quyết định cho thành lập Tiểu ban Vận trù học và Toán Kinh tế tại Ban KHKT thành phố và chính thức đề nghi bộ môn Toán ĐHBK đỡ đầu hoạt động.
Trong buổi họp tổng kết năm 1961 tại Uỷ ban Khoa học Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải lúc dó là Tướng Phan Trọng Tuệ đã nhiệt liệt biểu dương và cám ơn Tiểu ban Vận trù học - Toán kinh tế và hứa sẽ có chủ trương đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng toán học trong toàn ngành.
Được các đơn vị trong ngành báo cáo về những kết quả bước đầu đáng khích lệ, Bộ trưởng Bộ Lương thực và Thực phẩm hồi đó là đồng chí Ngô Minh Loan đã trực tiếp gặp anh Tạ Quang Bửu - lúc đó vẫn đang kiêm nhiệm Hiệu trường ÐHBKHN - chính thức đề nghị bộ môn Toán đảm nhận một đề tài lớn và phức tap sắp tới của toàn ngành: Quy hoạch mạng lưới hệ thống nhà máy xay và kho thóc ở đồng bằng Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hà Bắc, Hải Phòng, Hà Tây... và lân cận). Trong mấy năm liên tiếp vào các dịp nghỉ hè và những dịp có thể bố trí được, bộ môn và ban Hỗ trợ NCKH của bộ môn đã bố trí một số cán bộ (Ðỗ Xuân Lôi, Dương Viết Thắng, Phạm Xuân Ninh, Nguyễn Tài Hào, Ngô Thế Khánh...) đi nắm tình hình thực tế có khi hàng hai ba tháng trời tại Hà Bắc, Nam Ðịnh, Hưng Yên, Hải Dưong.
Chính qua thực tế những đề tài ứng dụng cỡ lớn như vậy, chúng tôi bắt đầu thấm thía ý kiến chỉ đạo của anh Bửu hồi năm sáu năm về truớc: thực tế đang đặt ra cho chúng tôi những vấn đề mà chúng tôi phải tự xây dựng thành những bài toán để tự mình tìm cách giải.
Thu hoạch của chúng tôi không chỉ dừng lại Ở việc ứng dụng một số mô hình toán học sẵn có vào thực tế mà chính thực tiễn đã gợi ý cho chúng tôi một số đề tài nghiên cứu lý thuyết khá hóc búa cần giải quyết. Một số bài thông báo nghiên cứu đầu tiên của Tô Xuân Dũng, Thái Thanh Sơn, Phạm Xuân Ninh lần lượt được đăng trên Nội san Toán - Lý của trường, trên tạp chí Toán kinh tế và Vận trù học và tiếp đó là trên Tập San Toán - Lý và Tập San Toán học của UB Khoa học NN, những tạp chí uy tín nhất của ngành toán Ở Việt Nam thời đó. Những bài toán đó cũng là khởi nguốn cho các đề tài luận án Phó Tiến Sĩ của Phạm Xuân Ninh – Bài toán vận tải n chỉ số với p lần lấy tổng, của Thái Thanh Sơn – Lý thuyết đồ hình metric có trọng số. được bảo vệ trong nước hay đề tài luận án của Nguyễn Ðịch được bao vệ ở Tiệp Khắc trong những năm ứau này.
Cuối năm 1965, giặc Mỹ bắt đầu leo thang đánh phá miền Băc. Nhà nước chủ trương xây dưng và thành lập một trường đại học kỹ thuật quân sự lúc đầu lấy bí danh là Phân hiệu II Đại học Bách khoa. Bộ Đại học (lúc bấy giờ anh Tạ Quang Bửu đã về làm Bộ trưởng nhưng vẫn rất gắn bó với ĐHBK và bộ môn toán quyết định cử một đoàn cán bộ giảng dạy biệt phái sang Bộ Quốc phòng gồm hơn 30 người thuộc một số bộ môn khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở: Toán, Vật lý, Tiếng Anh, Hình hoạ, Vẽ kỹ thuật, Cơ học ứng dụng, Kỹ thuật Điện tử, … chủ yếu lấy từ ÐH Bách khoa và thêm một số từ ĐH Tổng hợp. Bộ môn toán đồng ý với Bộ và nhà trường cử tôi làm trưởng đoàn cán bộ biệt phái và hai anh Nguyễn Quảng và Ngô Quang Minh tham gia đoàn. Trong một trường mới, chúng tôi được tham gia một số đề tài ứng dụng toán học trong nhiều lĩnh vực quốc phòng mà từ truớc đến nay chưa có điều kiện tiếp xúc (đặc biệt là những đề tài về giao thông Vận tải quân sự trên đuờng mòn Hồ Chí Minh).
Trở về trường, Chúng tôi đã tiếp tục nghiên cứu phối hợp với Tổng cục Hậu Cần quân đội (hồi đó chưa tách riêng Tổng Cục Kỹ thuật) và một số Quân khu. Bộ Tư lệnh địa phương: Hải Phòng, Quân khu V, Quân khiu IX. Suốt trong những năm l968-69 cho đến sau ngày giải phóng miền Nam 1978 - 79. Nhiều đồng chí trong bộ môn như Ngô Thế Khánh, Nguyễn Định Thành... đã cùng tôi được Trung tướng Nguyễn Chánh, Tư lệnh QK IX rồi chủ nhiệm TC Hậu Cần đề nghị nhà trường và Bộ Ðại học cho biệt phái Sang Tổng Cục Hậu Cần Bộ Quốc phòng, đã lăn lộn hàng tháng trời từ Hải Dương, Hải Phòng ở miền Bắc rồi Cù lao Thu, đảo Lý Sơn, V.v... và những đảo nhỏ suốt một vùng duyên hải Nam Trung Bộ, lên Chư Sê, Pleiku, Kontum ở Tây Nguyên, có khi sang cả nước bạn Lào, cho đến tận Cần Thơ, Rạch Giá, Hà Tiên và biên giới Tây-Nam... để lấy thông tin, điều chỉnh các tham số trong những bài toán cụ thể và kiểm tra các phương án thực hiện thí điểm. Được Tổng cục Hậu cần đánh giá cao, tặng bằng khen và gửi thư báo công về trường là những đề tài quan trọng: Mạng lưới xí nghiệp vật liệu xây dựng phục vụ quốc phòng ở quân khu V và Quân khu IX, Bố trí hệ thống đảm bảo liên lạc và hậu cần phục vụ chiến đấu ở QK IX và biên giới Tây Nam... Những kết quả cụ thể rất sinh động và cũng rất lý thú của các đề tài này không được phép công bố rộng rãi nhưng từ đó tôi đã hoàn thành hai bài báo lý thuyết đăng trên Tạp chí Toán học: "Kênh thông tin đáng tin cậy nhất – The most reliable communication chanel” và “Cấu trúc phân cấp tối ưu của một hệ thống có tôn ti – Optimal structure of a hierarchic system” về sau đã được sử dụng trong luận án PTS của tôi.
Truớc giải phóng miền Nam những năm l97l - 72 cũng có rất nhiều kỷ niệm với em làm Toán ứng dụng trong bộ mộn.
Năm l97l, lụt lớn làm vỡ đê Cống Thôn Ở Bắc Cầu Đuống. Nhiệm vụ hàn khẩu đê và khắc phục lũ lụt là một trọng tâm của mọi ngành, mọi cấp, của cả toàn dân, của cả nước trong thời kỳ đó. Trường ĐHBK chúng ta trở thành một xí nghiyfc, một công trường lớn, các khoa kỹ thuật đảm nhận việc khôi phục, bảo dưõng hàng trăm tấn thiệt bị, máy móc bị hư hỏng do ngập lụt từ nhiều nơi đưa về.
Để có thể đóng góp vào nhiệm vụ chung bằng chuyên môn của mình, bộ môn Toán đã cử một tổ công tác Vận trù học gồm 5 đồng chí phối hợp với 3 đồng chí ở ĐH Tổng hợp sang đề nghị tham gia công trường T80, bí danh của công trường hàn khẩu đê Cống Thôn do tướng Phạm Hồng Sơn làm chỉ huy trưởng và Phó Thủ tướng Ðỗ Mười làm Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước. Chỉ sau mấy hôm theo dõi tình hình, anh em trong tổ đã nắm bắt được những vấn đề chính đáng được đặt ra và những giải pháp của anh em trình bày trong các buổi giao ban hang ngày được chấp nhận thực hiện thí điểm có kết quá tốt. Ngay sau đó tổ công tác đã được Ban chỉ huy công trường quyết định tham gia vào Phòng Tham mưu của công trường, phụ trách công tác điều độ kế hoạch. Phải thấy tình hình khẩn trương chạy đua với thời vụ trên công trường trên một diện tích vài ba km2, tập trung một lực lượng lao động vài nghìn dân công và hai Sư đoàn quân đội với hơn 300 xe tải lớn, máy móc thiết bị... mới hình dung sự phức tạp của công tác điều độ kế hoạch trên công trường lúc đó.
Kết thúc chiến dịch, bộ môn Toán và một đồng chí cán bộ trong bộ môn được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, một đánh giá xứng đáng của Nhà nước. Điều này càng làm cho chúng tôi tin tưởng thêm vào khả năng ứng dụng toán học vào thực tế của mình.
Sang đầu năm 1972, một số dự án nghiên cứu khoa học được đề xuất trong đó có đề tài Chính sách phát triển năng lượng toàn quốc trong thời kỳ 5 năm sau khi chiến tranh kết thúc (Có lẽ ngay từ hồi đó Trung ương đã có những tiên lượng về khả năng chấm dứt chiến tranh trong thời gian không xa). Một điều khá lý thú là ở miền Nam lúc đó, chính quyền Sài Gòn cũng tiến hành một đề tài hoàn toàn tương tự do hai nhà toán học và kinh tế nổi tiếng chủ trì có tên là: “Chương trình Lylianthal – Vũ Quốc Thúc về phát triển năng lượng ở Việt Nam thời hậu chiến”.
Ðể tiến hành dự án, Nhà nước quyết định thành lập tại Bộ Ðiện và Than một tổ chức lấy tên là Phân Viện Năng lượng do PTS Nguyễn Văn Bình làm Phân Viện trưởng. Ngoài một số kỹ sư, chuyên viên của Bộ Điện và Than và của UB Kế hoạch Nhà nước, các chuyến gia phụ trách các mảng chủ yếu của đề tài đều là Cán bộ giảng dạy của Ðại học Bách khoa Hà Nội như các anh Tăng Thiên Tư ở bộ môn Phát dẫn diện, anh Nguyễn Mạnh Nguyên ở bộ môn Kinh tế năng lượng... tôi và anh Nguyễn Hồ Quỳnh được mời chủ trì mảng đề tài dự báo nhu cầu và khả năng phát triển ngành điện và ngành than.
Ðược cùng làm việc với những chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật (anh Tư và anh Nguyên đều vừa mới tốt nghiệp ở nước ngoài về mang theo nhiều tư liệu Và Công Cụ khoa học mà đối với chúng ta thời bấy giờ là vô cùng quý giá, anh Nguyên mang về Chương trình giải bài toán qui hoạch tuyến tính Và qui hoạch động cỡ lớn viết bằng Fortran chạy trên MTÐT Minsk 32, anh Tư mang về một loạt phương pháp dự báo kinh tế kỹ thuật trong ngành điện của Liên Xô...), chúng tôi đã học tập được rất nhiều nhưng vẫn cố gắng tìm tòi cải tiến để đề xuất ra những phương pháp mới phù hợp hơn với điều kiện Việt Nam. Chính trong quá trình tham gia đề tài này, tôi, anh Tăng Thiên Tư và anh Nguyễn Hồ Quỳnh đã viết chung được hai bài báo đăng trên Tạp Chí Khoa học kỹ thuật của UB Khoa học Nhà nước về “Nghiên cứu về các phương pháp dự báo mô hình Markov theo chuỗi thời gian” và “Phương pháp phân tích tương quan trong lý thuyết dự báo kinh tế - xã hội”. Tiếp Sau đó, cũng chính do tham gia đề tài này, từ những ý kiến đề xuất của Lylianthal về các quan sát “tương tự” tôi đã phát hiện và sau này tiếp tục đi sâu vào lĩnh vực “Dự báo các yếu tố không định lượng”, bản báo cáo của tôi tại Hội nghị quốc gia lẩn thứ nhất về Dự báo kinh tế - Xã hội - Hà Nôi, 1981, có lẽ là công trình đầu tiên ở Việt Nam đề cập đến việc tiếp cận lĩnh vực các “thông tin mờ” bằng hai phương pháp: Phương pháp dùng tương quan hạng (rank Correlation) theo Kendall và Spierman và đặc biệt là phuơng pháp tiếp cận bằng tỷ số thông tin (information ratio) do tôi đề xuất. Lý thuyết này sau đó đã được sử dụng rất có hiệu quả trong các đề tài “Nghiên cứu về tai nạn lao động” được tiến hành tại Viện Khoa học Bảo hộ Lao động (1982) và đề tài “Nghiên cứu thị hiếu thị trường” thực hiện tại Viện Khoa học Bộ Thương mại (1987).
Trong thời gian được cử sang giảng dạy tại Đại học Bách khoa Antananarivo và Antsiranana ở Madagascar tôi cũng đã nhận hướng dẫn thành công hai nghiên cứu sinh bậc Docteur 3me cycle với hai đề tài: “Hệ thống p – trọng tâm của đồ hình có trọng số ở đỉnh” và “Phân tích tương tự bằng quan hệ tỉ số thông tin“, được các giáo sư phản biện Pháp đánh giá cao.
Thế mà nửa thể kỳ đã trôi qua!
Cùng với đất nước ta, trường Ðại học Bách khoa và khoa Toán - Tin ứng dựng than yêu của chúng ta đã có những bước trưưởng thành vượt bậc đáng tự hào! Trường và khoa chúng ta đã thành một địa chỉ đào tạo và nghiên cứu khoa học có tín nhiệm, không phải chỉ trong cả nước mà còn ở phạm vi rộng lớn hơn trên trường quốc tế. Những năm ớau này, điểu kiện giao lưu quốc tế của chúng ta được mở rộng. Trong những dịp tiếp xúc và làm việc với bạn bè khoa học quốc tế Ở Việt Nam hay ở nước ngoài khi nói đến tên trường Đại học Bách khoa Hà Nội người ta đều giành cho chúng ta một sự mến mộ. Mở tra cứu trên một công cụ tìm kiếm bất kỳ - Google, Yahoo, Alta Vista... - đều dễ dàng tìm được tên và công trình công bố mới của một số anh em trong khoa chúng ta.
Đạt được thành tích đó, vị thế đó cho ngày nay là một sự bền bỉ Và liên tục đóng góp công sức của quá trình tự lực cánh sinh vươn lên của toàn thể anh chị em nhiều thế hệ trong khoa chúng ta, từ thế hệ đi đầu như các anh Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Ðình Trí. . ., một số anh đã đi xa như Tô Xuân Dũng, Lê Minh Châu, Hoàng Công Tín,... qua thế hệ các anh Lê Hùng Sơn, Tống Đình Quỳ, Phan Trung Huy,... đến Các bạn trẻ thông minh nhanh nhẹn tài giỏi đầy sức sống hiện nay.
Các bạn trẻ ơi! Nhìn thấy các bạn ngày nay mà chúng tôi vừa tự hào vừa ghen tị. Ghen tị là vì thấy các bạn đã được đào tạo, chuẩn bị hành trang để bước vào đời đầy đủ quá, điều kiện học tập, phấn đấu, nghiên cứu khoa học của các bạn ngày nay tốt đẹp quá – tất nhiên chưa thể so sánh với INPG hay Paris VII... của Pháp, Oxford, Cambridge... của Anh, MIT hay Harvard... của Mỹ, thậm chí chưa thể so sánh với cả Chulalongkom, Thammasat... của Thái Lan. NUT. NUS... của Singapore hay Bắc Ðại, Thanh Hoa... của Trung Quốc - nhưng đối với thời chúng tôi đã là điều ngoài mơ ước.
Tuy vậy chúng tôi lại tự hào!
Tự hào là vì từ trong những khó khăn thiếu thốn về mọi mặt (mà ngày nay Các bạn trẻ không thể nào hình dung nổi) hoàn toàn với nỗ Iực bản thân của mỗi cá nhân, với sự đoàn kết thương yêu nhau trong bộ môn chúng tôi đã đứng vững trong những ngày đầu trên xương vị của mình và đã xây dựng được nền móng vững chắc, gây dựng tín nhiệm xã hội đối với ngành toán Ðại học Bách khoa Hà Nội trong giảng dạy, trong nghiên cúu khoa học và đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng để chuyển giao lại cho các bạn trẻ ngày nay tiếp tục xây dựng ngày mới phát triển hơn.
Thái Thanh Sơn, Hà Nội, những ngày đầu năm 2006