20/02/2017 14:03 2009
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Cựu sinh viên Toán Tin với nghề kỹ sư cầu nối (Công nghệ thông tin)
Có thể nhiều người còn chưa hiểu biết về ngành Toán Tin, nên không nghĩ rằng sinh viên Toán Tin có thể làm việc trong lĩnh vực CNTT. Thực tế, học Toán Tin không chỉ có thể trở thành nhà nghiên cứu hay giảng viên Toán học, mà còn có thể làm lập trình viên, chuyên gia tin học, nhà phân tích hệ thống, .. hoặc có thể là chuyên gia thống kê, chuyên gia thẩm định, dự báo trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,...
Bài viết này là giới thiệu về anh Nguyễn Như Hạnh, cựu sinh viên Toán Tin K45 (Bài viết gốc trên mục [Người FPT/Chân dung] có chút nhầm lẫn về ngành học của anh). Hiện tại, anh là Giám đốc Công ty TNHH Phần mềm 2NF, làm với thị trường Nhật. 
 
 
Tốt nghiệp khoa CNTT – ĐH Bách khoa Hà Nội, Hạnh vào làm việc tại FPT Software đến nay đã được 8 năm.

Từ một kỹ sư CNTT không biết tiếng Nhật, giờ anh đã là một Kỹ sư cầu nối (BrSE) được khách hàng đánh giá cao.

Trước khi gia nhập FSU13 (trước là FDM) với công việc BrSE tại Nhật Bản, anh đã là một PM được đánh giá cao của G8 (cũ), với kinh nghiệm kỹ thuật cũng như năng lực quản lý dự án tương đối dạn dày.

Hiện tại, sau khi trở về từ chuyến công tác kéo dài 3 năm tại Nhật, Hạnh đang công tác tại Trung tâm phát triển IT (NITC) của Nissen đặt tại FSU13, anh có thể support ở tất cả các ngôn ngữ mà nhóm đang sử dụng như JAVA, ASP, .NET.

A

Nhờ thành thạo tiếng Nhật, Hạnh dễ dàng giao tiếp với khách hàng. Ảnh: NVCC.

Anh Phạm Quang Tuấn, PGĐ NITC, cho biết: “Khi thực hiện công việc BrSE bên Nhật, đặc thù là thường xuyên phải test trên các máy MB của Nhật nên Hạnh nắm rất vững về các loại máy, cách thể hiện giao diện trên các loại máy đặc thù của Nhât Bản. Ngoài ra với vai trò của BrSE, Hạnh được khách hàng đánh giá rất cao khả năng tiếng Nhật. Có thể làm việc với các bạn Nhật Bản một cách rất dễ dàng, không có bất cứ vấn đề nào về rào cản ngôn ngữ nào cả”,

Ở NITC có một công việc khá đặc biệt, đó là hỗ trợ khách hàng triển khai dự án trên môi trường thật, mỗi lần làm công việc này, các thành viên của đội dự án thường phải đi làm từ 12h, 1h đêm. Có những khi dự án phát sinh vấn đề, phải điều tra bugs, nghiên cứu log, thì có những ngày Hạnh và các thành viên phải làm việc từ 12h đêm cho đến 18h, 19h tối hôm sau để hoàn thành công việc.

Tuy công việc bận là vậy nhưng trong mắt đồng nghiệp, anh luôn là một người vui vẻ hòa đồng, không bao giờ để tâm trạng bị ảnh hưởng bởi áp lực công việc. Anh nói vui: “Ở FPT Software, việc thường xuyên làm OT và chịu sức ép cao từ khách hàng và các dự án là bình thường, mình quen rồi”.

Nói về Hạnh, anh Lã Quang Vinh, GĐ NITC, nhận xét: “Hạnh là một người rất nhiệt tình và trách nhiệm trong công việc. Communication rất tốt với khách hàng và các dự án ở nhà khiến công việc trở nên suôn sẻ hơn rất nhiều, được mọi người tin tưởng. Các dự án Hạnh tham gia với vai trò BrSE hay Test online đều được đánh giá cao. Thời gian vừa rồi, Hạnh liên tiếp nhận được các điểm 10 đánh giá trong survey từ khách hàng”.

Anh Vinh cũng cung cấp một nhận xét của khách hàng về anh Hạnh: “Hanhsan đã xử lý rất nhiều công việc, các nội dung chúng tôi request như chỉnh sửa, test.. anh cũng thực hiện một cách mềm dẻo chính xác, tôi rất hài lòng”.

Với Hạnh, làm nghề BrSE là một cơ hội tốt, vì nhờ đó mà anh có cơ hội ra nước ngoài, được tiếp cận với khách hàng, hiểu được mong muốn thực sự của khách hàng, cũng như có cơ hội học hỏi cách làm việc của họ.

Nhớ lại thời gian trước khi vào nghề, anh chia sẻ rằng đã phải trải qua một quãng thời gian khá vất vả để học tiếng Nhật. 6 tháng học tiếng Nhật full – time với lịch học dày đặc, mỗi ngày phải “nhồi” đến 8, 9 tiếng, sau đó về nhà lại phải tiếp tục làm bài tập.

Nhưng với cách phân bố thời gian khá khoa học: Buổi sáng học từ mới, buổi tối làm bài tập và thỉnh thoảng dành thời gian luyện tập thể thao cho đầu có sảng khoái, anh đã nhanh chóng tiếp thu được khối lượng kiến thức lớn và đủ điều kiện để trở thành BrSE.

Sau 3 năm, giờ đây Hạnh đã có một vốn tiếng Nhật vững đồng thời nắm được tổng quan về hệ thống của khách hàng để từ đó hỗ trợ tích cực tới các thành viên trong đội dự án. Ban đầu khi bước vào nghề BrSE, Hạnh đặt mục tiêu: giao tiếp tốt tiếng Nhật, hiểu rõ và học tập cách làm việc của người Nhật và tích lũy được một chút về kinh tế và đến giờ như anh nói một cách khiêm tốn, “mỗi mục tiêu đều đã đạt được một chút”.

Đã 8 năm ở FPT Software, nhưng trong Hạnh chưa bao giờ vơi đi ngọn lửa nhiệt huyết và tình yêu dành cho công việc cũng như công ty, bởi vì anh luôn “đặt ra mục tiêu rõ ràng và theo đuổi nó để không bị nhàm chán mệt mỏi và không cảm thấy mất phương hướng, không cảm thấy mình đứng yên một chỗ mà vẫn đang tiến lên, học hỏi để phát triển”.

- Họ và tên: Nguyễn Như Hạnh
- Đơn vị công tác: NITC – FSU13, FPT Software
- Ngày sinh: 14/2/1982
- Sở thích cá nhân: Thể thao
- Slogan của bản thân: Sống thanh thản, thoải mái và sảng khoái
- Quá trình học tập: Tốt nghiệp Khoa CNTT – ĐH Bách khoa HN
- Năm vào FPT Software: 01/12/2004
 
 
 Anh Nguyễn Như Hạnh trong một lần về dự buổi sinh hoạt công dân và giới thiệu ngành nghề của Viện Toán ứng dụng và Tin học:
 
 
 

Chia sẻ: