10/11/2016 09:42 1655
Điểm: 3.2/5 (5 đánh giá)
Lớp Toán công trình 69 (K14)

Tên lớp:        Toán

Niên khóa:    1969 - 1974

Sỹ số:            23 sinh viên

Bùi Thị Kim

Cúc

Nguyễn Phú

Loan

Lưu Đức

Dinh

Nguyễn Thị Mộng

Nguyệt

Trần Văn

Dừa

Nguyễn Trung

Nhữ *

Nguyễn Huy

Đốc

Lê Văn

Phùng

Trần Văn

Đồng

Bùi

Sự *

Tạ Mỹ

Giang

Đinh Văn

Tâm

Phan Huy

Hảo

Đào Minh

Tân

Nguyễn Nguyên

Huân

Dương Đức

Tính

Nguyễn Thị

Khuy

Đặng Việt

Tiến

Trịnh Hồng

Kiên

Lê Văn

Tới

Ngô Minh

Khang

Nguyễn Thị

Tửu

Doãn Hồ

Liên

 

  


      
Ngày ấy, nhận được tờ giấy báo nhập học ghi Khoa Toán Lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội do thầy Hiệu trưởng Phạm Đồng Điện ký, chúng tôi khá ngỡ ngàng: Bách Khoa thì phải là Vô tuyến, Động lực, Chế tạo máy,… chứ sao lại có khoa Toán Lý? Hỏi, không ai biết, đành cứ vác ba lô đến trường. May gặp ngay các bậc đàn anh K11, K12 giải thích, chúng tôi phần nào thủng ra, thở phào và yên tâm nhập học. Mặc dù khóa chúng tôi không phải thi đại học, nhưng rồi cũng phải qua một đợt sát hạch nghiêm túc, một số không đạt phải rời khỏi Khoa, khỏi Trường (chuyển sang học các trường nhẹ hơn hay các hệ trung cấp), chúng tôi mới chính thức trở thành sinh viên K14 của trường, phân thành hai lớp: Vật Lý và Toán Công trình 69.

Lớp Toán Công trình 69 mà sau đây xin gọi ngắn gọn hơn, là Toán K14 thuở ban đầu có hai mươi anh em:

Anh Nguyễn Trung Nhữ, quê Sơn Đồng, Hoài Đức, là thương binh trận Núi Thành “trận đầu đánh Mỹ” nổi tiếng. Anh từ lớp Dự bị đại học lên, làm Bí thư chi bộ sinh viên nên chúng tôi gọi đùa là Bí đỏ (để phân biệt với Bí xanh – Bí thư chi đoàn Nguyễn Phú Loan). Anh Nhữ là một tấm gương cần cù, quyết tâm vượt khó. Có một kỉ niệm nhỏ: trước ngày thi môn Giải tích, tôi bị mất vở, không có gì để học (thưở ấy làm gì có tài liệu, sách vở như bây giờ). Tôi đang lo thì anh Nhữ bảo: yên chí, hai anh em ôn chung bằng vở của anh. Có lẽ nhờ thế mà chỗ nào khó, hai anh em cùng nhau mày mò, hỏi thêm các bạn xuất sắc trong tổ như Doãn Hồ Liên, Thiều Văn Tiến,… nên đến khi thi (vấn đáp), hai anh em đều đạt điểm tốt. Tôi quê Quảng Bình, nghỉ Tết không về quê được, anh bắt tôi về nhà anh ăn Tết. Sau này, anh ra trường đi làm, ở khu tập thể gần bờ sông Hồng. Chúng tôi đi lính về học tiếp, đói quá, thỉnh thoảng mò ra chỗ anh kiếm bát cơm. Rất tiếc anh bị tai nạn giao thông, đã qua đời khi còn khá trẻ.

Bí xanh – Bí thư chi đoàn Nguyễn Phú Loan (dân Đồ Sơn, Hải Phòng) cũng là thương binh, cũng từ dự bị lên và cũng là một tấm gương học tập đáng nể. Sau này anh về dạy ở Hải Phòng và đã nghỉ hưu.

Lớp trưởng Trần Văn Đồng là cán bộ đi học và học tập tốt. Sau này anh về dạy Đại học Giao thông. Cán bộ đi học còn có anh Lưu Đức Dinh quê Hưng Nguyên, Nghệ An, ra trường nghe nói về dạy ở Vinh. Về sau có thêm hai bậc tương đối cao niên là anh Soa, anh Hải (K13).

Hoa hậu và hai á hậu của lớp (xếp theo thứ tự a, b, c) là Nguyễn Thị Khuy (Hải Phòng), Doãn Hồ Liên (Yên Hòa, Cầu Giấy, là cháu ngoại Cụ Hồ Trọng Hiếu – tức nhà thơ trào phúng Tú Mỡ nổi tiếng) và Nguyễn Thị Tửu (Vĩnh Phú, cùng quê Trần Văn Dừa nên hai bạn hay bị ghép đôi với nhau). Doãn Hồ Liên là cây đơn ca của lớp, nhiều anh mến mộ nhưng ngay hồi đó đã bị phong tỏa bởi một anh bạn cùng lớp chuyên Toán Hà Nội đặt tại trường PT3B1 (cùng lớp với nhiều nhà Toán học tên tuổi: Ngô Việt Trung, Đinh Dũng,…), là nhà báo Hà Nội mới nổi tiếng Nguyễn Triều, đang du học ở Liên Xô cũ. Liên được giữ lại làm giảng viên của Khoa. Nhiều anh trong số chúng tôi, đi lính về, trở thành học trò của các cô thầy vốn là bạn cũ: cô Doãn Hồ Liên (K14), cô Nguyễn Phi Yến (K11), cô Nguyễn Trinh Anh (K13), thầy Trần Văn Bá (K11), thầy Đỗ Văn Uy (K17),... Lớp sau này được bổ sung thêm ba bạn: Nguyễn Mộng Nguyệt (105 Hàng Bông), Bùi Kim Cúc và Lê Văn Trực. Cả năm bạn nữ đều theo nghề Toán tính và nghe nói đều là học trò thầy Nguyễn Bá Hào.

Các bạn nam có Thiều Văn Tiến, Bùi Văn Sự, Nguyễn Nguyên Huân, Phan Huy Hảo, Nguyễn Mạnh Hà, Dương Đức Tính, Trần Văn Dừa, Nguyễn Huy Đốc, Đào Minh Tân, Nguyễn Thành Sự, Lê Thanh Phùng, Đinh Văn Tâm, Phan Huy Khánh và tôi. (Trước đó có một số bạn như Trịnh Hồng Kim, Ngô Minh Khang,… chắc không yêu Toán lắm nên đã chuyển sang các khoa khác). Sau này có thêm Tạ Mỹ Giang (Trưởng nam Cụ KTS Tạ Mỹ Duật nổi tiếng; nghe nói Giang từng là ứng viên vai Kim Đồng trong bộ phim cùng tên của đạo diễn Nông Ích Đạt) từ Đại học Công nghiệp nhẹ chuyển về. Giang sau này du học ở Ba Lan và nay đang định cư ở Pháp.

Chiến sự miền Nam diễn ra ác liệt, nhiều bạn trong lớp lần lượt “gác bút nghiên” ra trận: Bùi Văn Sự, Lê Văn Tới và Phan Huy Hảo (1970); Nguyễn Nguyên Huân, Phan Huy Khánh, Nguyễn Thành Sự, Thiều Văn Tiến và tôi (1971); Tạ Mỹ Giang, Đào Minh Tân và Nguyễn Mạnh Hà (1972). Tất cả đều vào chiến trường, trực tiếp chiến đấu trong những ngày ác liệt nhất, tham gia các chiến dịch Bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, Chiến dịch Tổng tấn công Xuân 1972, Chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1975 và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau ngày toàn thắng, trừ Bùi Sự đã hi sinh, Văn Tới không có liên lạc, còn 9 anh em đều nguyên vẹn trở về. Phan Huy Hảo chuyển sang khoa Kỹ sư Kinh tế; Nguyên Huân sang khoa Điện;Mỹ Giang sau này du học ở Ba Lan và nay đang định cư ở Pháp. Sự và Thiều Tiến về K18; Hà, Tân, Khánh và Vũ Tiến về K19. Nguyễn Thành Sự trước khi nghỉ hưu là Phó Giám đốc Trung tâm tính toán Tổng cục Thống kê khu vực 3. Thiều Văn Tiến bảo vệ PTS ở Tbilixi (Năm 1989 tôi có lên đó thăm các bạn, trước khi quan hệ Nga – Grudia trở nên căng thẳng). Tiến cũng đồng nghiệp với Sự, là Giám đốc TTTT TCTK khu vực 1. Đào Minh Tân về làm Hiệu trưởng trường Chuyên Hải Dương. Nguyễn Mạnh Hà về Bộ Công nghiệp (không biết nặng hay nhẹ). Phan Huy Khánh là PGS TS – GVCC của Đại học Đà Nẵng. Tôi về Đại học Tổng hợp Huế, góp công cùng thầy Nguyễn Sỹ Hồng (nguyên giảng viên Khoa Toán Lý – Đại học Bách Khoa Hà Nội mình), PGS Lê Mạnh Thạnh (K17) và các anh chị em khác xây dựng Khoa Toán Lý – Đại học Tổng hợp Huế mà thuở ban đầu gần như mô hình khoa Toán Lý Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Các bạn còn lại đều cùng con thuyền Toán K14 đi đến bờ bến vinh quang, thành công và hạnh phúc, có nhiều đóng góp cho khoa học, cho xã hội.

Nhìn lại chặng đường đã qua, chúng tôi cảm thấy rất vui sướng và tự hào từng là thành viên lớp Toán Công trình 69 (K14); tự hào là sinh viên những khóa đầu của Khoa Toán Lý và của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội./.


Chia sẻ:

Bình luận của bạn: