27/03/2016 13:01 1554
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Tin học Bách Khoa những ngày đầu

               “Tin học ở Ðại học Bách khoa đã bắt đầu như thế nào?” - Đó là câu hỏi thường gặp trong câu chuyện về nghề nghiệp giữa chúng tôi và sinh viên. Thật khó để có được một câu trả lời ngắn gọn, mà đầy đủ.

               Chỉ có thể nói rằng: Đào tạo tin học ở ĐHBK đã bắt đầu từ khá sớm, có lẽ là vào loại sớm nhất nước ta. Nó bắt đầu từ khi chiếc máy tính điện tử đầu tiên ở miền Bắc đi vào hoạt động. Nó bắt đẩu từ lúc chưa hề có các thuật ngữ' “tin học” hay “Công nghệ thông tin".

               Đó là vào khoảng niên học l968-69 khi cố Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyện nghiệp, giáo sư Tạ Quang Bửu, có một lần đến thăm bộ môn Toán của trường. nhân câu chuyện về đào tạo, Ông đã gợi ý :

               “Để bắt kịp với sự phát triển của thế giới, các cậu phải đào tạo đón đầu đi. Phải đào tạo một loại kỹ sư “Toán công trình” để làm cầu nối giữa Toán học và Khoa học Kỹ thuật mà công cụ sử dụng là máy tính điện tử (MTĐT). Nước ta đã có MTĐT rối đấy”.

               Lúc đó, đối với chúng tôi, máy tính điện tử là một cái gì còn rất mới mẻ nhưng chúng tôi cũng hết sức lưu ý tới gợi ý của giáo sư. Không thể chỉ coi đó là một lời nhắc nhở tình cờ mà phải hiểu rằng đó cũng là một chỉ thị.

               Một thời gian ngắn ngày sau cuộc gặp này bộ môn Toán đã quyết định thành lập một tổ công tác đặc trách về nghiên cứu đào tạo loại kỹ sư mới có liên quan tới việc ứng dụng máy tính điện tử trong khoa học và kỹ thuật.

               Thực ra lúc đó, chưa ai hình dung cụ thể đào tạo ngành này như thế nào. Ðại học Bách khoa lúc đó cũng chưa có một giảng viên nào am hiểu về máy tính điện tử, ngay cả những người đã được đào tạo ở nước ngoài Về.

               Ngôi bàn bạc với nhau, chúng tôi mới chỉ hình dung sơ bộ được rằng: Loại kỹ sư mới này phải có trình độ toán cơ sở vững chắc, phải có hiểu biết nhất định về các ngành kỹ thuật then chốt và đặc biệt là biết ứng dụng máy tính điện tử để giải quyết kịp thời các bài toán đang đặt ra trong sản xuất và chiến đấu ở nước ta.

               Cái “tổ toán đặc biệt” mới ra đời cũng được mang một cái tên khá lạ, phản ánh phần nào các định hướng đào tạo đã nêu, nó được gọi là “tổ Toán Tính”. Lúc đầu tổ cũng chỉ gồm có từ ba đến bốn người nhưng tất cả đều rất nhiệt tình, tự nguyện bắt tay ngay vào công việc với phuơng châm “vừa làm, vừa học”.

               Công việc đầu tiên là đi tìm tài liệu để tham khảo. Hồi đó ngay ở các thư viện lớn như Thư Viện Quốc gia, Thư Viện Khoa học Trung ương cũng chưa có cái tên ngành này trong danh mục tra cứu. Tìm kiếm được một tài liệu là phải lùng sục vào danh mục sách về Toán, về Điện, Ðiện tử, về Vật lý, v.v...

               Qua thật đây là một cuộc truy tìm tốn rất nhiều công sức, nhưng cuối cùng chúng tôi cũng có một số tư liệu trong tay của Liên Xô. Pháp, Mỹ,... làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình đào tạo, mặc dầu số tài liệu này không nhiều và rất rời rạc.

               Phác thảo bước đầu của chương trình đào tạo đã định hướng được vào ba khối kiến thức quan trọng:

  • Khối kiến thức cơ bản về toán và các phương pháp tính toán.
  • Khối kiến thức cơ Sở về kỹ thuật như điện, điện tử, cơ khí.
  • Đặc biệt là khối kiến thức chuyên môn về máy tính điện tử như: Ðại cương về kiến trúc máy tính, nguyên tắc hoạt động của máy tính, ứng dụng của máy tính, kỹ thuật lập trình cụ thể là lập trình cho máy tính điện tử Minsk-22 - Chiếc máy tính điện tử duy nhất đang đặt tại tầng hầm tòa nhà ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước, trên đường Trần Hưng Đạo.

               Công việc soạn thảo các giáo trình cũng được triển khai tích cực. Các giáo trình về kỹ thuật cơ sở đã được các khoa bạn đảm nhiệm. Các giáo trình về toán chuyên ngành vừa mang đặc thù phục vụ ngành mới vừa có khối luợng khá lớn, nhưng may thay Vẫn nằm trong tầm tay chuyên môn của bộ môn. Nó đã được một số thầy giáo có nhiều kinh nghiệm chấp bút và nhanh chóng được hình thành.

               Khó khăn nhất vẫn là các giáo trình máy tính điện tử. Phải làm sao có được những bài giảng vừa cung cấp được các kiến thức cơ sở của máy tính điện tử, của kỹ thuật lập trình cho máy, lại sát với thực tế của đất nước mình. Một số thầy giáo đã tập trung vào công việc này ừa tự học vừa tích cực tham gia các buổi Xêmina, nhất là những buổi thuyết trình về MTĐT Minsk-22 do Trung tâm máy tính của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước tổ chức, kết hợp với một số tài liệu ít ỏi đang có, họ đã xây dựng được những bài giảng đầu tiên về ngành học mới mẻ này. Với những nỗ lực vượt bậc, giáo trình “Máy tính điện tử và chương trình” đã nhanh chóng được hoàn thành và đã được giảng dạy ngay cho khóa 13, khóa Sinh viên Toán Tính đầu tiên, được tuyển chọn theo chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ.

               Năm 1971 giáo trình này được Ðại học Bách khoa Hà Nội xuất bản. Có thể nói đây là cuốn giáo trình về tin học soạn thảo bằng tiếng Việt được xuất bản sớm nhất, phục vụ ngay cho việc học tập của sinh viên ngành Toán Tính không chỉ ở Đại học Bách khoa mà cả ở Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Quốc gia) lúc đó.

               Việc thực tập trên máy tính của sinh viên cũng đã được coi trọng ngay từ đầu. Chúng tôi đã dựa hoàn toàn vào máy tính điện tử Minsk-22. Với máy này sinh viên phải lập chương trình giải quyết bài toán đặt ra bằng ngôn ngữ máy, máy chỉ nhập dữ liệu trên bảng giấy đục lỗ. Chuẩn bị cho một chương trình phải rất cẩn thận và tỉ mỉ. Sinh viên phải thuộc rất nhiều mã số và mã lệnh khi viết chương trình cũng như khi kiểm tra dữ liệu. Nhưng những khó khăn đó sinh viên đều đã cố gắng vượt qua được. Thời kỳ này máy được quản lý khá chặt. Muốn được “Cháy máy”, phải đăng ký xin giờ, có được “thông qua” mới được “Vào máy”. Giờ máy thường được ưu tiên cho những đơn vị trực tiếp phục vụ sản xuất v́à chiến đấu. Khối đào tạo cũng được phân phối giờ nhưng không nhiều lắm. Nói chung giờ máy dành cho một bài thực tập thường không đủ. Nhất là khi sinh viên làm luận án, giờ máy cần thiết lại càng nhiều hơn.

               Vì vậy thầy giáo chúng tôi lúc đó vừa phải hướng dẫn sinh viên “mở máy” vừa phải làm nhiệm vụ đối ngoại, nghĩa là ngoại giao khéo léo với các đơn vị khác để “xin giờ thừa”. Có những đơn vị đã được dành giờ máy hơi nhiều, họ không dùng hết nên nếu biết tìm đến họ và ngoại giao tốt, họ sẵn sàng cho ngay. Tuy nhiên, giờ thừa thường có về ban đêm nhất là những đêm mưa rét! Thế là thầy trò nhiều đêm phải “phục sẵn" ngoài hành lang, hễ có ai cho giờ nhảy vào “làm máy" luôn. Chăn chiếu ngả ra, thầy trò thay phiên nhau thức, chẳng khác gì đi trực chiến. Có những kỳ, sinh viên làm luận án tốt nghiệp, thầy phải chạy đi theo để giúp đỡ thêm, gần sáng mới xin được giờ thừa. 8 giờ hội đồng mới bắt đầu làm việc mà 7 giờ 30 sinh viên mới chạy ra kết quả. Thế là sấp sấp ngửa ngửa, thầy trò thu dọn chăn chiếu kéo nhau về, vào thẳng ngay nơi tổ chức bảo vệ tốt nghiệp!

               Sau này, khi một số máy tính khác lần lượt nhập thêm vào nước ta như máy ODRA ở trung tâm máy tính khác thuộc Viện khoa học, máy Minsk-32 ở Tổng cục Thống kê, v.v.. chương trình dịch các ngôn ngữ, lập trình cấp cao thường được cài dặt trên các máy này, thì trong chương trình đào tạo cũng có thêm các giáo trình mới như ngôn ngữ ALGOL-60, FORTRAN, COBOL, v.v... Việc thực tập của sinh viên cũng được thực hiện qua các chương trình viết bằng các ngôn ngữ cấp cao này.

               Nội dung đào tạo đã bám sát theo sự phát triển về hoạt động của máy tính điện tử có ở nước ta trong từng giai đoạn.

               Tháng 9 năm l97O, theo chỉ thị của Bộ, bộ môn Toán Tính đã ra đời để đảm nhiệm độc lập công tác đào tạo “kỹ sư Toán Tính”. Điều đó cũng khẳng định rằng những bước đi ban đầu của việc đào tạo ngành mới đã đúng đắn và đã đạt được những thành tích đáng kể.

               Cũng từ năm đó, bộ môn đã được bổ sung dần dần một số phó tiến sỹ và kỹ sư tốt nghiệp chuyện ngành về máy tính điện tử. Đội ngũ cán bỘ giảng dạy của bộ môn ngày càng phát triển đã kéo theo sự xuất hiện hàng loạt xác giáo trình chuyên ngành mới như “Cấu trúc dữ liệu và giải thuật”, “Ngôn ngữ hình thức”, “Phân tích cú pháp”. “Chương trình dịch”, “Hệ điều hành”, “Hệ cơ sở dữ liệu", v.v...

               Chương trình đào tạo được chỉnh lý dần dần, các môn học được bổ sung thêm với nội dung được cải tiến thường xuyên, các hình thức sinh hoạt học thuật như khóa luận, Xêmina cho sinh viên đã xuất hiện, đào tạo đã từng bước đi vào ổn định.Số lượng sinh viên của ngành cũng ngày càng tăng lên. Sinh viên Toán Tính tốt nghiệp đã có mặt ở nhiều đơn vị công tác, đã phát huy được tác dụng trên nhiều lĩnh Vực.

               Năm 1987, có quyệt định thành lập khoa Tin học, cùng với khoa Toán. Hai đơn vị vốn đã chung sức đào tạo trong nhiều năm, nay được tách ra hoạt động riêng, ở tầm cỡ cao hơn, để đáp ứng các yêu cầu mới của thực tế và thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh của riêng mỗi ngành. Cho tới lúc này, công tác đào tạo của khoa Tin học đã chuyển sang tiếp cận với loại máy PC, loại máy có khá năng ứng dụng rất đa dạng và hiệu quả.

               Như vậy là đào tạo tin học ở Ðại học Bách khoa Hà Nội đã trải nghiệm qua tất cả bốn thế́ hệ máy tính. Có lẽ nào đây lại không phải là một điều đáng ghi nhận?

               Nhìn lại chặng đường đã qua, chúng tôi càng thấm thía ý nghĩa to lớn của một “lời gợi ý nhỏ” của cố Bộ trưởng Tạ Quang Bửu. Và hình ảnh những ngày đầu “mở ngành” đầy khó khăn, nhiều mới lạ nhưng luôn luôn hào hứng sôi động vẫn như đang hiện ra trước mắt chúng tôi: chẳng bao giờ chúng tôi quên được.

Giáo sư Tạ Văn Đĩnh, nguyên Trưởng bộ môn Toán Tính
Phó giáo sư Đỗ Xuân Lôi, nguyên Chủ nhiệm khoa Tin học 

Chia sẻ:

Bình luận của bạn:

Bài nổi bật

Bách khoa có “hiệp sĩ thầm lặng” chống Covid

Bách khoa có “hiệp sĩ thầm lặng” chống Covid

  • 11/06/2021 11:21
  • 4106

Vừa qua, TS Toán học Lê Chí Ngọc – Viện Toán ứng dụng và Tin học, Đại học Bách khoa Hà Nội là 1 trong 7 thành viên tiêu biểu Tổ Thông tin đáp ứng nhanh phục vụ phòng chống dịch (Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng.

Bài viết khác