27/03/2016 13:22 1880
Điểm: 3.25/5 (4 đánh giá)
K34 ngày ấy

               Ký ức về thời sinh viên đại học trong mỗi chúng ta chắc không ai có thể quên, đối với tôi cũng vậy, đó là thời mộng mơ và đẹp đẽ nhất.

               Ngày ấy, khi học phổ thông trung học ai cũng “mơ ước mình sẽ trở thành sinh viên của một trường đại học có danh tiếng, hai từ “Sinh viên” sao có nhiều ý nghĩa đến vậy. Các bạn tôi người thì ước mơ thành bác sĩ, người thì ước là giáo viên,..., riêng tôi lại muốn trở thành kỹ sư của trường ĐHBK Hà Nội. Cánh cổng Parabol có một sức hút đến kỳ lạ, nó như một động lực thúc đẩy tôi luôn cố gằng học tập, tôi luôn uớc ao một ngày nào đó mình được ngồi trên giảng đường, được nghe các thầy cô giảng bài, được ngồi học dưới vòm bằng lăng xanh ngát trên con đường nối giữa đường đôi với C9, lúc đó hàng bằng lăng còn thấp, rất đẹp, trông nó như một con đường vào lâu đài trong những câu truyện cổ tích.

               Thế rồi mơ ước của tôi cũng trở thành hiện thực, tôi đã đỗ vào trường ĐHBK Hà Nôi, khoa tôi thi vào có hai chuyên ngành: Tin học và Toán ứng dụng, lúc đầu tôi cũng hơi buồn vì được phân sang lớp Toán ứng dụng, nhưng sau một năm gắn bó với khoa, tôi thấy mình thật may mắn. Ðến bây giờ cho tôi được quyền lựa chọn, chắc Chắn rằng tôi vẫn chọn ngành Toán ứng dụng, đó chính là vì tôi yêu khoa Toán, tôi yêu ngành của mình. Các thầy đã dạy cho chúng tôi không chỉ kiến thức sâu về toán, mà còn cả những kiến thức về tin học nữa. Chúng tôi được các thầy dạy nhiều về thuật toán, nó tạo cho chúng tôi khả năng tư duy rất tốt, tạo cho chúng tôi niềm say mê khi được thể hiện trên máy tính, chinh phục mỗi thuật toán là mỗi bước trưởng thành của chúng tôi, kỹ năng lập trình cũng ngày được khẳng định, toán học và tin học hòa quyện và hỗ trợ cho nhau. Quãng đời sinh viên chúng tôi như được sống. học tập, và làm việc trong niềm đam mê, nhiệt huyết của tuổi trẻ. Công lao đó chính là của các thầy cô, những người đã biết thổi bùng ngọn lửa trong mỗi thế hệ học trò. Lớp của tôi hồi đó chỉ có năm người, hai nam và ba nữ, đối với trường ĐHBK thì đây quả là hiếm. Cả lớp rất gắn bó với nhau, các thầy thì cưng chúng tôi lắm, ngoài giờ học trên lớp chúng tôi lại được làm việc trong phòng tin học cùng các thầy, nên tình thầy trò gắn bó thật là thắm thiết, thầy và trò cùng sử dụng chung máy, lúc bấy giờ cả khoa cũng chỉ có hai máy, một máy không có ổ cứng, phải khởi động bằng đĩa mềm, màn hình đen trắng lại bị lỗi nữa chứ, dòng text đánh ra bị lỗi lỗ chỗ, chúng tôi thường đùa nhau: “Virus nó gặm đấy”. Chỉ có một máy là chạy được Windows có màn hình màu nên được giữ gìn rất cẩn thận, chỉ khi nào cần làm những việc quan trọng mới dám “sờ” đến nó, ấy vậy mà cả thầy và trò vẫn say sưa lập trình, chúng tôi bị những thuật toán cuốn hút, hình như càng khó khăn bao nhiêu thì càng say mê bấy nhiêu, mỗi khi gặp lỗi tìm mãi không được cả nhóm lại tập trung vào tìm. lại tranh luận, làm phòng máy vốn rất yên tĩnh trở nên sôi động, đôi khi cả các thầy cũng bị cuốn vào đó, mỗi khi tìm được lỗi cả phòng máy lại như nổ tung vì sự mừng rỡ. Cứ thế và cứ thế, cái phòng máy nhỏ bé ở C3 đã gắn niềm say mê, và tình thầy trò chúng tôi lại. Cuộc đời sinh viên của chúng tôi luôn được sự chỉ bảo tận tình của các thầy, các thầy dạy cho chúng tôi không chỉ kiến thức mà còn cả cách làm nguời. Chúng tôi cảm nhận ở các thầy tình cảm ấm áp như những người cha chỉ bảo dìu dắt cho những đứa con. Mặc dù lớp học của chúng tôi rất ít người, nhưng không vì thế mà không khí học bị trâm lắng, các thầy vẫn say sưa giảng bài cho chúng tôi như nhưng lớp bình thường khác, chúng tôi vẫn chú ý lắng nghe, vẫn tranh luận bài sôi nổi.  Có nhiều lần tiếng chuông báo hết giờ, nhưng cả thầy và trò vẫn vòn say sưa, khiến nhiều lớp đi qua ngoái lại ngạc nhiên nhìn, nhiều khi họ đứng đầy ngoài cửa sổ, chắc họ thắc mắc lắm vì không hiểu sao một lớp có sài người mà lại hăng say học đến vậy.

               Bao năm tháng đã đi qua, nhưng kỷ niệm về các thầy cô cứ ùa về trong tôi. Hồi ấy, thầy Hồ Quỳnh thường dạy chúng tôi cách tư duy trước một vấn đề để hiểu vấn đề đó và biết cách suy luận xa hơn, thầy bảo chúng tôi phải luôn biết đặt câu hỏi tại sao? Chắc ai đã được thầy dạy thì không thể nào quên được những ví dụ hay mà thầy thường lồng trong bài giảng như ví dụ về tích phân cái giày, những vấn đề toán học khô khan trở nên có nhiều ý nghĩa, ngoài giờ dạy thầy luôn quan tâm tới cuộc sống của chúng tôi, đối với chúng tôi sao thầy lại gấn gũi đến thế. Thầy Đình Đàn thì truyền cho chúng tôi một lòng nhiệt huyết lớn, bao nhiêu lẩn thầy buớc lên bục giảng là bấy nhiêu lần chúng tôi như bị cuốn theo bài giáng của thầy. Thầy Tô Thành dạy chúng tôi về đồ họa, chúng tôi khâm phục chương trình nhạc họa của thẩy lắm, thầy đã tự lập trình để giảng dạy cho chúng tôi đấy. Thầy Thái Thanh Sơn thì lại có một phong cách giảng bài rất phong lưu, bài giảng của thầy có sức hút kỳ lạ. Thầy Nguyễn Đức Nghĩa có một tác phong nghiêm nghị, thầy dạy chúng tôi môn tối ưu, đây là một môn học đầy tính tư duy, có lẽ đó là môn học mà tôi thích nhất... Mỗi thầy có một phong cách giảng dạy khác nhau, nhưng những bài giảng của các thấy thì chúng tôi không thể nào quên. Cho đến bây giờ khi trở thành giảng viên, được bước tiếp con đường sự nghiệp của các thầy để dìu dắt thế hệ trẻ, tôi thấy mình mới nhỏ bé làm sao, càng đứng trên bục giảng bao nhiêu tôi càng khâm phục các thầy của mình bấy nhiêu, một thế hệ đã hết sức sì khoa học, hết lòng vì các thế hệ sinh siên, một đời không màng giàu sang danh vọng, chỉ mong sao các thể hệ học trò của mình trưởng thành. Giờ đây, sau mười hai năm ra trường, chúng tôi ai cũng trưởng thành, ba người trong lớp giảng dạy tại trường Bách khoa trong đó có tôi, hai người còn lại đều có chỗ đứng trong Xã hội, đó là công lớn của các thầy, các thầy người còn, người mất, nhưng ở đâu đi chăng nữa thì hình ảnh người thầy trong chúng tôi, và những bài học làm người mà các thầy truyền đạt cho chúng tôi vẫn không thể nào quên.

               Khoa Toán - Tin ứng dụng gắn bó với tôi hết thời Sinh viên và chắc là cả quãng đời giảng dạy nghiên cứu của tôi sau này nữa, đối với tôi đó thực sự là ngôi nhà chung thứ hai.

               Chúng tôi thầm cảm ơn các Thầy, Cô những người đã hết mình với những thế hệ học trò như chúng tôi, những người luôn sống vì tương lai của đất nước.

 

Phạm Huyền Linh

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2006


Chia sẻ:

Bình luận của bạn: